Tác giả: warnew
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC VẬT TẠI KHU VỰC HÒN ME, HÒN QUÉO, TỈNH KIÊN GIANG – (cập nhật T6/2015)
Lần đầu tiên phát hiện Thằn lắn núi bà đen tại Kiên Giang
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN THỰC VẬT TẠI KHU VỰC XÃ HIẾU, HUYỆN KON PLONG, TỈNH KON TUM
Tài liệu này là báo cáo điều tra hệ thực vật tại khu vực xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học của tổ chức Wildlife At Risk (WAR) kết hợp với Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, nhằm đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Báo cáo khảo sát về Rắn biển ở Việt Nam
Nghiên cứu này xác định những gì đang xảy ra là một sự khai thác lớn về các loài bò sát biển. Đặc biệt, mục tiêu của chúng tôi là xác định vùng địa lý, sự phân bố của loài, thành phần loài, khối lượng khai thác và các khía cạnh của kinh tế xã hội hiện tại trong việc khai thác rắn biển từ Vinh Thái Lan thuộc miền Nam Việt Nam.
PHÂN BỐ MỚI CỦA LOÀI GỪNG ĐẶC HỮU VIỆT NAM Ở KON TUM
Geostachys annamensis (Tên Việt Nam là Địa sa trung bộ) là một loài đặc hữu của Việt Nam, được mô tả vào năm 1921 với mẫu vật được thu ở Đà Lạt bởi Henry Nicholas Ridley Cecil Boden Kloss (1877–1949) – một nhà động vật học (về thú và chim) người Anh trong một chuyến khảo sát tại cao nguyên Lang Biang, Đà lạt năm 1918 và được định danh bởi Henry Nicholas Ridley (1921) thuộc phòng thực vật của bảo tàng Anh Quốc (British Museum).
HOYA YUENNANENSIS LOÀI THỰC VẬT MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM
Tháng 6 năm 2014, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã-Wildlife At Risk (WAR) tổ chức chương trình điều tra đa dạng sinh học tại khu vực Cổng Trời thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình thu thập mẫu thực vật chúng tôi phát hiện một mẫu thực vật thuộc chi Hoya (tên Việt Nam là Cẩm cù) đang ra hoa với mùi hương và mầu sắc hết sức quyến rũ. Qua phân tích và nhận định ban đầu chúng tôi nhận thấy rất có thể đây là loài chưa từng được ghi nhận ngoài tự nhiên ở Việt Nam, thậm chí có thể là một loài mới cho khoa học.