Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã WAR xin gửi anh chị Thông cáo báo chí và một số hình ảnh về Hội thảo tập huấn tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7 vừa được tổ chức sáng nay, với sự tham gia của gần 300 giáo viên sinh học, tất cả các trường THCS Tp.Hồ Chí Minh.
Tháng: Tháng Một 2019
“Gieo mầm tình yêu” với Chuyển động mùa hè 2014
Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2014 – Trại hè Kết nối giới trẻ với Bảo tồn ĐVHD dài 5 ngày 4 đêm tại Khu Cứu hộ Động vật hoang dã (ĐVHD) Hòn Me đã diễn ra sôi nổi, ý nghĩa. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình thường niên với tên gọi “Chuyển động mùa hè”, được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) thực hiện lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2013. Năm nay, chương trình được thực hiện với sự tài trợ của Mỹ phẩm thân thiện với môi trường Beyond.
Tham gia Chuyển động mùa hè 2014 là 35 em sinh viên, phần lớn được chọn từ cuộc thi viết thư với nội dung “Hãy tưởng tượng bạn là một loài động vật hoang dã sắp bị tuyệt chủng vì bị con người sử dụng trái phép, hãy viết một bức thư gửi kêu gọi loài người bảo vệ bạn”. Còn lại là sinh viên tình nguyện xuất sắc nhất của Tổ chức WAR trong chương trình Triển lãm lưu động SOS “Nói không với sản phẩm ĐVHD trái phép” và những em thắng giải trong các cuộc thi khác do Tổ chức WAR tổ chức trong vòng 1 năm trở lại đây.
Tại Trại hè Kết nối giới trẻ với Bảo tồn ĐVHD, sinh viên đã được trải nghiệm, học tập và tham gia bảo vệ ĐVHD, bảo vệ thiên nhiên tại Khu Cứu hộ ĐVHD Hòn Me thông qua những hoạt động thực tế, bổ ích và hấp dẫn. Với chủ đề “Gieo mầm tình yêu”, tiêu điểm của Chuyển động mùa hè 2014 này là hoạt động trồng cây, chuẩn bị thức ăn cho thú và chăm sóc cây rừng tại Khu Cứu hộ.
Cũng trong Chuyển động mùa hè 2014, sinh viên được tạo điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về các ngành nghề liên quan đến bảo vệ ĐVHD và xác định ngành nghề bảo vệ ĐVHD phù hợp với khả năng của mình. Các em vô cùng thích thú khi được hướng dẫn và thực hành các kỹ năng như chụp ảnh, đi rừng, điều tra đa dạng sinh học, xem bò sát và thú đêm, sử dụng bẫy ảnh chụp thú ban đêm với thiết bị chuyên dụng dùng trong nghiên cứu.
Lồng ghép với các hoạt động liên quan đến bảo vệ ĐVHD, là những hoạt động giải trí sôi nổi và một chuỗi hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thiết công phu nhằm giúp các em học tập, lao động và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Chuyển động mùa hè 2014 không những giúp kết nối sinh viên với bảo vệ ĐVHD, mà còn gắn kết các em với nhau, trong một mạng lưới những người ủng hộ và tham gia bảo vệ ĐVHD trong tương lại.
“Tiếp nối thành công của chương trình Chuyển động mùa hè, trong thời gian tới, Tổ chức WAR sẽ xây dựng thêm nhiều hoạt động tham quan, dã ngoại, khám phá thiên nhiên nhằm tạo cơ hội cho các bạn trẻ được trải nghiệm thiên nhiên và nghề bảo vệ ĐVHD. Chúng tôi mong đợi sẽ có thêm nhiều bạn trẻ quan tâm và thể hiện tinh thần bảo vệ ĐVHD bằng những hành động thiết thực ngay trước mắt và trong tương lai”. Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Giáo dục Bảo tồn – Tổ chức WAR, chia sẻ.
Xin mời tải Thông cáo báo chí số 1 tại đây.
Một số Hình ảnh chương trình Chuyển động mùa hè 2014 tại đây.
Liên hệWildlife At Risk
202/10 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Tel: 08 3899 7314;
Fax: 08 3899 7316,
Mobile: 0912287156
Email: info@wildlifeatrisk.org,
Website: www.wildlifeatrisk.org
Danh lục bằng hình ảnh các loài bò sát – lưỡng cư tại khu vực Ba Hòn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Cuốn sách dày 34 trang, khổ 14,5X20,5cm bằng tiếng Việt này ghi nhận 34 loài bò sát và lưỡng cư sinh sống ngoài thiên nhiên tại Hòn Me và một số vùng lân cận trong giai đoạn 2011-2013. Sách giới thiệu 7 loài lưỡng cư thuộc 4 họ và 27 loài bò sát thuộc 7 họ. Mỗi loài đều có thông tin về độ thường gặp và thời gian thường gặp. Cuốn sách gồm khoảng 70 ảnh chụp ngoài thiên nhiên. Tài liệu này hỗ trợ cho công tác bảo tồn của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã WAR tại Khu Cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me, đồng thời cung cấp thông tin về thành phần loài cho các cơ quan quản lý địa phương trong công tác bảo tồn, phát triển bền vững và giáo dục môi trường cho cộng đồng địa phương và du khách.
Tổ chức WAR cũng đã tiến hành điều tra và có kết quả ban đầu về thành phần loài thực vật hoang dã, bướm, chim, thú và một số loại côn trùng. Những thông này sẽ được chia sẻ trong thời gian tới.
Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng liên lạc Ông Nguyễn Vũ Khôi – Giám đốc Tổ chức Bảo vệ Đông vật hoang dã WAR theo email: nvkhoi70@gmail.com hoặc info@wildlifeatrisk.org
Sắp diễn ra Chuyển động mùa hè 2014
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2014 – Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) thông báo chương trình thường niên Trại hè Kết nối giới trẻ với bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) với tên gọi “Chuyển động mùa hè” được Tổ chức WAR khởi động lần đầu tiên vào tháng 6/2013 sẽ được tổ chức vào tháng 6 tới với sự tài trợ của Mỹ phẩm Beyond.
Chuyển động mùa hè 2014 – với nhiều trải nghiệm thực tế, bổ ích, hấp dẫn sẽ là cầu nối cho sinh viên với công tác bảo tồn ĐVHD, giúp các bạn xác định ngành nghề bảo vệ ĐVHD phù hợp với khả năng của mình. Chương trình sẽ khích lệ giới trẻ tham gia bảo vệ ĐVHD bằng hành động thiết thực ngay hiện tại và trong tương lại.
Với chủ đề “Gieo mầm tình yêu”, dự kiến Chuyển động mùa hè 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày 4 đêm tại Khu Cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me. Tại đây, sinh viên sẽ được trải nghiệm các hoạt động cứu hộ ĐVHD như chăm sóc thú, chuẩn bị thức ăn và cho thú ăn, truyền thông bảo vệ ĐVHD, trắc nghiệm nghề nghiệp, rèn kỹ năng chụp ảnh, đi rừng và nhiều hoạt động giải trí sôi nổi! Tiêu điểm của Trại hè Kết nối giới trẻ và bảo tồn ĐVHD là hoạt động trồng cây thức ăn cho thú và cây rừng tại Khu Cứu hộ.
Nhằm chọn ra những sinh viên xuất sắc nhất cho Chuyển động mùa hè 2014, hôm nay, Tổ chức WAR đã phát động cuộc thi viết thư với nội dung: “Hãy tưởng tượng bạn là một loài động vật hoang dã sắp bị tuyệt chủng vì bị con người sử dụng trái phép, hãy viết một bức thư gửi kêu gọi loài người bảo vệ bạn”. Cuộc thi viết thư diễn ra từ ngày 24/4 đến 20/5 năm 2014, được công bố rộng rãi đến các trường đại học, cao đẳng tại Tp.Hồ Chí Minh. Tác giả của những bức thư hay và ý nghĩa nhất sẽ được phỏng vấn để tham gia Chuyển động mùa hè 2014.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Giáo dục Bảo tồn – Tổ chức WAR cho biết: “Dự kiến sẽ có khoảng 35 sinh viên năng động, xuất sắc nhất được chọn tham gia Chuyển động mùa hè 2014 tại Khu Cứu hộ ĐVHD Hòn Me vào tháng 6 này. Trại hè Kết nối giới trẻ với bảo tồn ĐVHD này đang được chuẩn bị công phu để tiếp tục là nguồn khích lệ và truyền cảm hứng cho giới trẻ trong công tác bảo vệ ĐVHD. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu bảo vệ động vật hoang dã bằng cách nào, hãy tham gia Chuyển động mùa hè 2014!”.
Xin mời xem thể lệ tuyển chọn sinh viên Chuyển động mùa hè 2014 tại đây.
Xin mời xem toàn bộ thông cáo báo chí tại đây và một số hình ảnh Chuyển động mùa hè 2013 tại đây
Tham quan học tập bảo tồn tài nguyên biển tại Núi Chúa
Tháng 4 năm 2014 – Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tổ chức chuyến Tham quan học tập tại Vườn Quốc gia (VQG) Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận cho gần 30 cán bộ và lãnh đạo các ban ngành huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang về công tác bảo tồn biển và giáo dục truyền thông bảo tồn tài nguyên biển. Hoạt động này thuộc khuôn khổ dự án “Bảo tồn Dugong và Đa dạng sinh học khu vực Phú Quốc, Thổ Chu”, thời gian 2013-2015.
Tham gia chuyến tham quan học tập là cán bộ và lãnh đạo các ban ngành huyện đảo Phú Quốc gồm Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Kinh tế, Trung tâm Văn hóa – Du lịch, Huyện Đoàn, một số Đồn Biên phòng, Tổ Tình nguyện cộng đồng, Hiệu trưởng và giáo viên quản lý Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn biển của 6 trường trung học cơ sở, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Biển và cán bộ Tổ chức WAR.Trong suốt chuyến tham quan 5 ngày 4 đêm, các cán bộ và giáo viên đã tích cực tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn tài nguyên biển với cán bộ VQG Núi Chúa, tham quan khu bảo tồn biển cũng như các sinh cảnh rạn san hô của Vườn. Đa số thành viên trong đoàn lần đầu được đến VQG Núi Chúa, đã thực sự ấn tượng với hệ sinh thái biển và rừng khô hạn đặc trưng của Vườn. Đoàn cũng đã tham quan mô hình giáo dục bảo tồn biển tại 2 trường THCS Ngô Quyền và Nguyễn Văn Linh thuộc huyện Ninh Hải, gặp mặt chia sẻ với giáo viên và thành viên 2 CLB bảo tồn biển tại 2 trường. “Chuyến đi giúp chúng tôi nhìn nhận được vai trò quan trọng của việc hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan trong công tác bảo tồn biển, đặc biệt là giáo dục truyền thông bảo vệ tài nguyên biển” – Ông Đống Thành Đạt, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Quốc chia sẻ. Nhiều cán bộ và giáo viên cho biết sẽ áp dụng một số bài học kinh nghiệm từ chuyến tham quan học tập cho hoạt động bảo tồn biển của đơn vị mình. Chuyến tham quan học tập đã khích lệ và truyền cảm hứng cho nhóm cán bộ và giáo viên trong công tác bảo tồn biển. Bên cạnh đó, chuyến tham quan cũng đã giúp tăng cường hợp tác, giao lưu giữa các thành viên trong đoàn, tạo tiền đề cho sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa giữa các ban ngành về các hoạt động bảo tồn biển tại Phú Quốc trong thời gian tới. Xin mời xem thêm ảnh chuyến tham quan học tập tại đây
Thêm hai Quận triển khai tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7
Tháng 2, 2014 – Gần 70 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thuộc hai quận Tân Phú và Bình Tân đã lần lượt họp triển khai kế hoạch Tích hợp Giáo dục Bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7 tại Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình SOS năm học 2013-2014.
Tham gia mỗi cuộc họp của 2 quận Tân Phú và Bình Tân này là Cán bộ lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng , Tổ trưởng và giáo viên bộ môn Sinh học lớp 7 của các trường THCS. Toàn thể cán bộ và giáo viên đã tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến về bộ tài liệu và giáo cụ hỗ trợ Tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7. Từng nội dung, hình ảnh được đưa ra phân tích, thảo luận về tính hiệu quả giáo dục và mức độ phù hợp đối với học sinh. Mười đoạn phim đi kèm trong bộ giáo cụ cũng được chiếu lấy ý kiến và nhận được sự đón nhận cũng như phản hồi tích cực từ các cán bộ và giáo viên.
“Bộ tài liệu hỗ trợ tích hợp được thiết kế công phu, khoa học, với nội dung thiết thực, hình ảnh sinh động, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập về ĐVHD. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tân Phú cam kết đồng hành cùng Tổ chức WAR, chỉ đạo và hỗ trợ các Trường triển khai thực hiện triệt để kế hoạch tích hợpnội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7 ngay sau chuyến tham quan.” Bà Nguyễn Thị Kim Hoàng – Chuyên viên Tổ Phổ Thông – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tân Phú chia sẻ.Kết thúc buổi họp, toàn thể cán bộ và giáo viên 2 quận đã nhất trí sẽ thực hiện việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7 cho toàn thể học sinh lớp 7 trong Quận. Mỗi trường đã nhận 2 Bộ tài liệu hướng dẫn và Giáo cụ hỗ trợ tích hợp. Từ sau Tiết dạy mẫu tại Trường Trương Công Định, quận Bình Thạnh vào ngày 6 tháng 12 năm 2013, đến nay đã có 12 Trường THCS quận Bình Thạnh triển khai tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào 5 bài học môn Sinh học cho toàn bộ học sinh lớp 7. Nội dung tích hợp sẽ tiếp tục được các Trường THCS thuộc 3 quận Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Tân áp dụng trong thời gian tới.Cũng trong cuộc họp này, cán bộ và giáo viên đã có cơ hội tham quan, tìm hiểu một số loài động vật hoang dã quý hiếm tại Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi, hiểu thêm về hoạt động cứu hộ ĐVHD cũng như hiện trạng buôn bán, tiêu thụ ĐVHD quý hiếm tại Việt Nam hiện nay. Xin mời tải Bộ tài liệu hướng dẫn và Giáo cụ tích hợp tại đây
Phạt tù 4 bị cáo bắt giết Voọc bạc quý hiếm tại Phú Quốc
Toà án Nhân dân huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt tù từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng với 4 bị cáo săn trộm và giết thịt Voọc bạc đông dương tại Vườn Quốc gia Phú Quốc. Vào khoảng 8 giờ 30 phút sáng ngày 30/7/2013, Võ Văn Thống sinh năm 1976, cùng với Nguyễn Minh Hà, sinh năm 1978, Dương Công Lực, sinh năm 1977 và Huỳnh Hữu Lộc, sinh năm 1979 (cả 4 đều trú tại Phú Quốc, Kiên Giang) đã rủ nhau vào khu rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc săn bắn động vật về nhậu. Hai cá thể Voọc bạc đông dương đã bị bắn, giết và một phần nướng thịt ăn. Khi đang làm thịt cá thể thứ 3, cả nhóm bị lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Phú Quốc bắt quả tang. Tang vật thu được gồm xác 3 cá thể Voọc bạc động dương (đã bị ăn mất một phần), một khẩu súng trường thể thao, 3 cây dao, một cây búa và 02 xe máy.
Ngày 6/9/2013, cả 4 bị cáo đã bị bắt tạm giam. Xác 3 cá thể Voọc bạc đông dương đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã WAR và Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật xác định tên loài và đang được WAR bảo quản mẫu vật.
Ngày 20 tháng 1 năm 2014, Toà án nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tuyên bố các bị báo vi phạm vào tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Theo đó, bị cáo Võ Văn Thống và Nguyễn Minh Hà bị tuyên phạt mỗi người 2 năm 6 tháng tù giam, Dương Công Lực và Huỳnh Hữu Lộc bị tuyên phạt mỗi người 2 năm tù giam và tiêu hủy mẫu vật. Voọc bạc là động vật quý hiếm đặc hữu, chỉ có ở tỉnh Kiên Giang. Loài này có tên trong Sách Đỏ IUCN và bị đe doạ ở mức sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam. Voọc bạc cũng có tên trong nhóm IB của nghị định 32/2006 NĐ- CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm. Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý chương trình giáo dục bảo tồn của WAR cho biết: “Mức xử phạt như vậy tuy không phải thật nặng nhưng cũng là bài học cho những ai đang có ý định hoặc đang săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã quý hiếm. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực thực thi pháp luật nghiêm mình của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và mong đợi sự tham gia tích cực hơn nữa của người dân trong công tác bảo vệ ĐVHD”.
Xin mời xem tin về vụ giết hại Voọc bạc quý hiếm tại đây; một số hình ảnh về Voọc bạc tại đây
Chùa Hoằng Pháp tích cực tham gia bảo vệ Động vật hoang dã
Chỉ trong gần 2 năm từ tháng 4 năm 2012 đến nay, chùa Hoằng Pháp, huyện Hoóc Môn đã thực hiện 17 đợt bàn giao 41 cá thể Động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm cho Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi. Đây là chùa đầu tiên ở Tp.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổ chức WAR cứu hộ và thả nhiều động vật hoang dã về rừng.Các cá thể được bàn giao bao gồm Cá xấu xiêm (Crocodylus siamensis), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Rắn hổ đất (Naja naja kaouthia), Rắn hổ vện (Ptyas mucosus), Rùa răng (Heosemys annandalii), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), Rùa ba gờ (Malayemys Macrocephala), Cầy hương (Viverricula indica), Chồn bạc má (Melogale personata) và Sóc bay bé (Hylopeteslepidus). Hầu hết các cá thể này đều do phật tử gởi ở chùa để phóng sinh, sau đó được chùa khuyến khích bàn giao cho Trạm Cứu hộ.
Ba mươi chín trong số 41 cá thể này đã được thả về thiên nhiên. Một số đợt thả ĐVHD còn có sự chứng kiến của tăng ni phật tử Chùa Hoằng Pháp. Nơi thả là những khu rừng được bảo vệ như Đồng Voi, huyện Củ Chi, Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai và VQG Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Không những khuyến khích phật tử bàn giao ĐVHD cho Trạm Cứu hộ, và tham gia một số đợt thả ĐVHD về thiên nhiên, chùa Hoằng Pháp còn đóng góp tiền mua thức ăn cho thú. Đến nay đã có 5 đợt giao ĐVHD của chùa có kèm theo tiền mua thức ăn. Gần đây nhất, chùa đã bàn giao một cá thể Chồn bạc má cùng với một khoản tiền hỗ trợ mua thức ăn cho ĐVHD. Theo sư trụ trì Chùa Hoằng Pháp, khoản tiền này do các tăng ni phật tử đóng góp. Hành động này cho thấy tấm lòng và ý thức chung tay bảo vệ ĐVHD của sư trụ trì và tăng ni phật tử chùa Hoằng Pháp. Tổ chức WAR xin ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của chùa Hoằng Pháp và các đơn vị, cá nhân cho công tác cứu hộ và thả ĐVHD về rừng trong thời gian qua.
Triển lãm Lưu động SOS tại Hội trại Tuổi trẻ vì Một Thành phố Xanh
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2013 – Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) kết hợp với Chi Cục Kiểm lâm Tp.HCM đưa Lều Triển lãm lưu động SOS lồng ghép vào chuỗi hoạt động của chương trình Hội trại Tuổi trẻ vì Một Thành phố Xanh, diễn ra tại Trung tâm Sinh hoạt Dã ngoại Thanh thiếu niên, huyện Cần Giờ, Tp.Hồ Chí Minh. Nhằm giúp các em học sinh nắm được thông tin về hiện trạng sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép tại Tp.HCM, giúp các em nhận thức được việc sử dụng sản phẩm ĐVHD trái phép là động lực của săn bắt và buôn bán trái phép, khiến các loài ĐVHD bị đe dọa tuyệt chủng.
Gần 140 học sinh cấp 2 độ tuổi từ 12 đến 15, đoạt giải trong cuộc thi Tuổi trẻ vì một Thành phố Xanh thuộc Quận 9, Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, cùng với hơn 50 giáo viên các quận trên và các cán bộ Chi Cục kiểm lâm Tp.HCM, Trung tâm Sinh hoạt Dã ngoại Thanh thiếu niên Tp.HCM đã tham quan Lều Triển lãm Lưu động SOS. Các em học sinh hào hứng khi lần đầu tiên được tham quan Triển lãm SOS và vô cùng thích thú tham gia chơi các trò chơi vận động, trò chơi đố vui về ĐVHD của chương trình.
Thông qua việc lồng ghép vào chương trình Hội trại Tuổi trẻ vì Một Thành phố Xanh, Tổ chức WAR hy vọng có thể thôi thúc các em học sinh cùng chung sức bảo vệ ĐVHD bằng những hành động thiết thực.
Tăng cường Giáo dục Bảo vệ Động vật hoang dã vào chương trình chính khoá tại trường học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 12 năm 2013 – Trong khuôn khổ Chương trình SOS, Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Tích hợp Nội dung Bảo vệ Động vật hoang dã (ĐVHD) vào môn Sinh học Lớp 7. Thông qua tiết dạy mẫu với học sinh trường THCS Trương Công Định, Hội thảo này nhằm giới thiệu chương trình lồng ghép nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn Sinh học lớp 7 tại Quận Bình Thạnh, và giới thiệu, lấy ý kiến đóng góp của đại biểu về bộ tài liệu và giáo cụ hỗ trợ Tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7.Tham gia hội thảo là đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo và toàn bộ giáo viên môn Sinh học Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh, cán bộ lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú và Bình Tân, giáo viên và học sinh trường THCS Trương Công Định, quận Bình Thạnh, lãnh đạo và cán bộ Tổ chức WAR.Tại hội thảo, các đại biểu đã được thị phạm tiết dạy mẫu về Cá, có tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD cho học sinh lớp 7. Các đại biểu, đã được hướng dẫn cách sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn và góp ý cho bộ giáo cụ hỗ trợ tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn Sinh học lớp 7.Nội dung bảo vệ ĐVHD sẽ được tích hợp vào 10 tiết học chính khóa của môn Sinh học Lớp 7, nhằm giúp học sinh thấy được vẻ đẹp, sự đa dạng, giá trị của thế giới ĐVHD Việt Nam, nhận thức được những mối đe dọa đối với ĐVHD hiện nay và những hoạt động học sinh có thể thực hiện nhằm bảo vệ ĐVHD. Từ đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng hành động bảo vệ ĐVHD.Tài liệu bao gồm các hướng dẫn cụ thể và 10 giáo án mẫu giúp giáo viên tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào từng bài. Ngoài các nội dung như giáo án thông thường, mỗi bài đều gồm thông tin chung về nhóm động vật để giáo viên tham khảo. Đi kèm bộ tài liệu là bộ giáo cụ trực quan gồm 54 ảnh màu kích thước lớn (21X29cm) và 10 đoạn phim ngắn từ 3-5 phút với hơn 600 ảnh chụp ngoài thiên nhiên của gần 400 loài ĐVHD quý hiếm và thú vị của Việt Nam cũng như mối đe doạ đối với ĐVHD.Bộ tài liệu và giáo cụ trực quan này được xây dựng dựa trên kết quả tham khảo ý kiến và đánh giá nhu cầu của toàn bộ giáo viên môn Sinh học Quận Bình Thạnh về việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học Lớp 7. Các nội dung tích hợp được xây dựng và cân nhắc kỹ sao cho không làm quá tải cho học sinh và giáo viên, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung chương trình sách giáo khoa môn sinh học Lớp 7. Nội dung tích hợp cũng đảm bảo tính thực tiễn, thông tin cập nhật và phù hợp với học sinh.Theo Bà Nguyễn Thị Việt Tú”, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Thạnh: “Việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn Sinh học Lớp 7 cùng với tài liệu hướng dẫn và bộ giáo cụ trực quan này không chỉ giúp học sinh tiếp cận nhiều kiến thức, thông tin thực tế và cập nhật về thế giới ĐVHD Việt Nam mà còn giúp tiết học hấp dẫn và hiệu quả hơn, từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn sinh học và sẵn sàng tham gia bảo vệ ĐVHD”.Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn, Tổ chức WAR nhấn mạnh: “Giáo dục học sinh bảo vệ ĐVHD là giải pháp lâu dài và hiệu quả nếu chúng ta mong muốn có một thế hệ sau yêu thiên nhiên và sẵn sàng bảo vệ ĐVHD. Tổ chức WAR mong đợi chương trình tích hợp nôi dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7 sẽ được đón nhận và phổ biến rộng rãi ra nhiều trường THCS tại Tp.Hồ Chí Minh và trong cả nước. Bộ tài liệu và giáo cụ hỗ trợ này sẽ được cập nhật thường xuyên và điều chỉnh dựa trên ý kiến đóng góp của giáo viên”.
Trong năm học 2013-2014, chương trình tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD này sẽ được áp dụng vào môn sinh học lớp 7 tại toàn bộ các trường trong Quận Bình Thạnh và một số trường THCS thuộc quận Tân Phú, Bình Tân.
Xin mời xem thêm 1 số hình ảnh tại đây, toàn bộ thông cáo báo chí tại đâyThông tin bổ sungTổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) – www.wildlifeatrisk.orgTổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR- Wildlife At Risk) là một tổ chức phi chính phủ với mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam thông qua việc ngăn chặn hoạt động nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã và hỗ trợ bảo tồn các loài bị đe dọa cũng như sinh cảnh sống của chúng.Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003, các hoạt động của WAR tập trung vào 3 chương trình chính gồm: (1) Hỗ trợ thực thi pháp luật, (2) Bảo tồn thiên nhiên và (3) Giáo dục Bảo tồn động vật hoang dã.Tài liệu “Bảo vệ Động vật hoang dã – Hướng dẫn tích hợp vào môn sinh học lớp 7 “Tài liệu dày hơn 80 trang này gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở tích hợp gồm những nội dung giới thiệu về thế giới động vật hoang dã Việt Nam, một số phương pháp giáo dục tích cực và cơ sở pháp lý của việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7. Chương 2. Mục tiêu, nội dung địa chỉ tích hợp gồm phần tóm tắt ngắn gọn về mục tiêu, nội dung, địa chỉ tích hợp cho 10 bài trong môn sinh học lớp 7. Chương 3. Giáo án tích hợp tham khảo, gồm 10 giáo án cho 10 bài giảng có tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD cho các bài về: Thế giới động vật, Côn trùng, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Dơi, Thú ăn thịt, gặm nhấm, móng guốc, linh trường và Động vật quý hiếm. Trong mỗi bài giảng, ngoài kết cấu như một giáo án thông thường (gồm các mục Mục tiêu học tập, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, hoạt động dạy-học), mỗi bài còn gồm một phần thông tin cơ sở, cung cấp thông tin về nhóm ĐVHD được giới thiệu trong bài giảng nhằm giúp giáo viên có thêm kiến thức cần thiết để truyền đạt cho học sinh. Cuối mỗi giáo án mẫu còn có một phần để giáo viên tự đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm về việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD.Bộ giáo cụ hỗ trợ tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7Mỗi bài có tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD đều gồm 3 đến 11 ảnh màu kích thước 21X29cm, chụp các loài ĐVHD quý hiếm ngoài thiên nhiên hoặc mối đe doạ đối với ĐVHD, kèm thông tin loài hoặc thông tin ảnh; và một đoạn phim từ 3-5 phút gồm 50-80 ảnh chụp ngoài thiên nhiên của các loài ĐVHD quý hiếm, thú vị của Việt Nam. Bộ ảnh minh hoạ cho mỗi bài được đánh dấu và sắp xếp khoa học để giáo viên dễ nhận biết và chuẩn bị mang đến lớp. Bộ ảnh và bộ clip trình chiếu được ghi vào đĩa DVD đi kèm bộ tài liệu và bộ giáo cụ. Link đến các videoBài 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú: http://youtu.be/zQeCHhN1rms
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ: http://youtu.be/L-ateJ0kw6w
Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Cá: http://youtu.be/MDtkINtL4yA
Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư: http://youtu.be/r3mW66xWXRk
Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát: http://youtu.be/mTyctLs3fWo
Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim: http://youtu.be/vuB92-RfSko
Bài 49: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Thú (Bộ Dơi và Bộ Cá voi): http://youtu.be/5EeSrBBWNKYBài 50. Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp thú – Bộ Gặm nhấm và Bộ ăn thịt: http://youtu.be/M4_P6YGJMDEBài 51. Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp thú – Bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng: http://youtu.be/HJ6lnIe158ABài 60. Động vật quý hiếm:http://youtu.be/JVCCsZPwpcAChương trình SOSChương trình SOS năm học 2013-2014, gồm 3 hợp phần chính là Triển lãm lưu động SOS thực hiện từ tháng 12 năm 2011, Tham quan Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi và Tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn Sinh học lớp 7.