Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Bản thảo sau cùng), 2006 (Tiếng Việt)

Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Bản thảo sau cùng), 2006 (Tiếng Việt)

Báo cáo khảo sát nhà hàng, 2004

Bản báo cáo này là kết quả của sự nỗ lực giữa Chi cục Kiểm lâm Thành phố HCM và Tổ chức Wildlife At Risk (WAR) trong các vấn đề về quản lý kinh doanh buôn bán thịt rừng và các loài động vật hoang dã trên địa bàn TP HCM. Bản báo cáo được phân tích dựa trên số liệu do Chi cục Kiểm lâm TP-HCM cung cấp.

Báo cáo Mô hình nuôi Cua và Ghẹ tại Phú Quốc (Tiếng Anh)

Báo cáo Mô hình nuôi Cua và Ghẹ tại Phú Quốc (Tiếng Anh)

Nhận dạng bằng hình ảnh các loài thú, bò sát lưỡng cư Phú Quốc, 2007 (Tiếng Anh)

Nhận dạng bằng hình ảnh các loài thú, bò sát lưỡng cư Phú Quốc, 2007 (Tiếng Anh)

Rắn biển Việt Nam

Tháng 8-2016,Wildlife At Risk kết hợp với Viện Hải Dương Học Nha Trang đã xuất bản cuốn sách nhỏ về các loài rắn biển của Việt Nam.

Giáo Dục bảo tổn biển Côn Đảo

Biển Côn Đảo của em

Chuyện của Gab

Truyện tranh song ngữ Anh Việt “Chuyện của Gab” được xây dựng từ những câu chuyện thực tế về hiện trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam. Đây là câu chuyện về hành trình đầy đau khổ, bất trắc nhưng may mắn của một cá thể Vượn đen má vàng có tên là Gab, kể từ lúc ở trong rừng đến khi bị săn bắt, buôn bán và may mắn được giải cứu rồi trở về thiên nhiên. Câu chuyện đan kết nhiều chi tiết thực tế về nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khác nhau đang bên bờ tuyệt chủng!

Hơn 100.000 học sinh và giáo viên Tp.Hồ Chí Minh đã được nghe câu chuyện này khi tham quan Triển lãm SOS – Giáo dục Bảo vệ động vật hoang dã khỏi tiêu thụ trái phép. Từ những phản hồi tích cực của học sinh và giáo viên, Tổ chức WAR quyết định in thành tập chuyện nhỏ, hy vọng truyền thông điệp và khích lệ tham gia bảo vệ ĐVHD đến đông đảo độc giả trong nước và quốc tế.

Gab là đại sứ của Chương trình SOS– Giáo dục bảo vệ động vật hoang dã khỏi tiêu thụ trái phép do Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) và Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 2011 tại gần 300 trường THCS tại Tp.Hồ Chí Minh. Đến nay, chương trình SOS gồm 4 hợp phần gồm: (1)Triển lãm SOS đã thực hiện từ tháng 12/2011, (2) Tham quan Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi và (3) Tích hợp Giáo dục Bảo vệ Động vật hoang dã vào 10 bài trong môn sinh học lớp 7, triển khai tại toàn bộ gần 300 trường THCS tại TP.Hồ Chí Minh từ năm học 2014-2015, và (4): Tích hợp giáo dục bảo vệ Động vật hoang dã vào các tiết ngoài giờ lên lớp (chuyên đề bảo vệ động vật hoang dã).

Quyển truyện tranh dày 40 trang, khổ 18X18cm này được viết bởi Đỗ Thi Thanh Huyền – Quản lý Giáo dục bảo tồn – Tổ chức WAR và được minh hoạ bởi gần 40 tranh vẽ nghệ thuật do hoạ sỹ Đào Văn Hoàng thực hiện. Hiện quyển truyện tranh đang được phát miễn phí rộng rãi đến đông đảo học sinh Trung học Cơ Sở tại TP.Hồ Chí Minh, thông qua Chương trình SOS.

Công cụ hỗ trợ giảng dạy tích hợp để bảo vệ động vật hoang dã trong môn Sinh học Lớp 7 (P.2)

Bài 27:  Côn trùng
Bài 34: 
Bài 37: Lưỡng cư
Bài 40: Bò sát
Bài 44: Chim
Bài 49: Dơi
Bài 50. Bộ Thú ăn thịt 
Bài 51. Lớp thú

Tải những bài giảng đoạt giải cuộc thi “Soạn giáo án điện tử tích hợp nội dung bảo vệ động vật hoang dã vào môn Sinh học lớp 7, năm học 2014-2015” (bổ sung tháng 8/2015)

1.     Bài 1-Thế giới ĐVHD-Giải Ba-GV Nguyễn Lương Tùng-Thực Hành Sài Gòn-Q5
2.     Bài 1-Thế giới ĐVHD-Giải Nhì-GV Phạm Thị Lịch-Mùa Xuân-Bình Thạnh
3.     Bài 27-Lớp sâu bọ-Giải KK-Nhóm sinh-Đặng Trần Côn-Tân Phú
4.     Bài 27-Lớp sâu bọ-Giải KK-Nhóm sinh-Thị Trấn 2-Củ Chi
5.     Bài 34-Lớp cá-Giải KK-GV Nguyễn Thị Ngọc Vy-Trương Công Định-Bình Thạnh
6.     Bài 37-Lớp lưỡng cư-Giải KK-Nhóm Sinh-Chánh Hưng-Q8
7.     Bài 37-Lớp lưỡng cư-Giải KK-GV Nguyễn Ngọc Thùy_-Bình Đông-Q8
8.     Bài 37-Lớp lưỡng cư-Giải KK-Nhóm Sinh-Nguyễn Thái Bình-Bình Chánh
9.     Bài 40-Lớp bò sát-Giải Ba-GV Dương Kiển Tâm-Vĩnh Lộc A-Bình Chánh
10. Bài 40-Lớp bò sát-Giải KK-GV Hồ Phạm Thanh Trúc-Phú Mỹ-Bình Thạnh
11. Bài 40-Lớp bò sát-Giải KK-GV Ngô Hồng Nga-Lý Thánh Tông-Q8
12. Bài 40-Lớp bò sát-Giải Nhất-GV Hoàng Thị Như Hiền-Võ Văn Tần-Tân Bình
13. Bài 44-Lớp chim-Giải Ba-Nhóm Sinh-Minh Đức-Q1
14. Bài 44-Lớp chim-Giải KK-GV Hồ Thị Kim Ngân-Nguyễn Hồng Đào-Hóc Môn
15. Bài 44-Lớp chim-Giải KK-GV Đinh Thị Hương-Lam Sơn-Bình Thạnh
16. Bài 44-Lớp chim-Giải KK-GV Lê Văn Khải-Nguyễn Văn Nghi-Gò Vấp
17. Bài 44-Lớp chim-Giải KK-GV Phan Trần Ngọc Thắm-Nguyễn Hiền-Q12
18. Bài 49-Dơi và Cá Voi-Giải KK-GV Nguyễn Thị Hường-Cửu Long-Bình Thạnh
19. Bài 49-Dơi và Cá Voi-Giải KK-GV Phùng Minh Vương-Bình Hưng Hòa-Bình Tân
20. Bài 49-Dơi và Cá Voi-Giải KK-GV Trần Vũ Ngọc Tú-Nguyễn Văn Trỗi-Gò Vấp
21. Bài 50-Thú-Giải KK-Nhóm Sinh-Lê Tấn Bê-Bình Tân
22. Bài 50-Thú-Giải KK-GV Tạ Thị Tường Linh-Phan Tây Hồ-Gò Vấp
23. Bài 50-Thú-Giải KK-GV Phạm Văn Cường-Lê Lai-Q8
24. Bài 51-Bộ Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Trần Thị Diễm Chi-Nguyễn Hiền-Q7
25. Bài 51-Bộ Móng guốc và Linh Trưởng-Giải Ba-GV Bùi Thị Vinh-Âu Lạc-Tân Bình
26. Bài 51-Bộ Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Cao Thị Thanh Minh-Thạnh An-Cần Giờ
27. Bài 51-Bộ Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Ngô Phi Giao-Yên Thế-Bình Thạnh
28. Bài 51-Bộ Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Ngô Bảo Châu-Colette-Q3
29. Bài 51-Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Nguyễn Thị Vân-Nguyễn An Ninh-Q12
30. Bài 51-Móng guốc và Linh Trưởng-Giải KK-GV Phạm Thị Đoan Trang-Nguyễn Gia Thiều-Tân Bình
31. Bài 58-Đa dạng sinh học-Giải KK-GV Nguyễn Công Hậu-Thái Bình-Tân Bình
32. Bài 58-Đa dạng sinh học-Giải KK-Nhóm sinh-Phan Bội Châu-Q12
33. Bài 60-Động vật quý hiếm-Giải KK-GV Nguyễn Nữ Hồng Loan-Âu Lạc-Tân Bình
34. Bài 60-Động vật quý hiếm-Giải KK-GV Nguyễn Phương Điền-Nguyễn Bỉnh Khiêm-Nhà Bè
35. Bài 60-Động vật quý hiếm-Giải KK-GV Nguyễn Thị Vân Anh-Trần Hưng Đạo-Q12
36. Bài 60-Động vật quý hiếm-Giải KK-GV Trần Thùy Trang-Nguyễn Minh Hoàng-Q11
37. Dự án-Bảo vệ ĐVHD VN-Giải KK-Nhóm sinh-Đức Trí-Q1
38. Dự án-Bảo vệ ĐVHD-Giải Nhì-GV Phạm Thiên Thanh-Tô Ký-Hóc Môn

Bảo vệ Động vật hoang dã – Hướng dẫn tích hợp vào môn Sinh học lớp 7

Tài liệu này được biên soạn nhằm hướng dẫn giáo viên môn Sinh học lớp 7 cách xây dựng giáo án và thực hiện tiết dạy có tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD.

Tài liệu dày 100 trang này gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở tích hợp gồm những nội dung giới thiệu về thế giới động vật hoang dã Việt Nam, một số phương pháp giáo dục tích cực và cơ sở pháp lý của việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn sinh học lớp 7.Chương 2.Mục tiêu, nội dung địa chỉ tích hợp gồm phần tóm tắt ngắn gọn về mục tiêu, nội dung, địa chỉ tích hợp cho 10 bài trong môn sinh học lớp 7.Chương 3. Giáo án tích hợp tham khảo, gồm 10 giáo án cho 10 bài giảng có tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD cho các bài về: Thế giới động vật, Côn trùng, Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Dơi, Thú ăn thịt, gặm nhấm, móng guốc, linh trường và Động vật quý hiếm.  Trong mỗi bài giảng, ngoài kết cấu như một giáo án thông thường (gồm các mục Mục tiêu học tập, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, hoạt động dạy-học), mỗi bài còn gồm một phần thông tin cơ sở, cung cấp thông tin về nhóm ĐVHD được giới thiệu trong bài giảng nhằm giúp giáo viên có thêm kiến thức cần thiết để truyền đạt cho học sinh. Cuối mỗi giáo án mẫu còn có một phần để giáo viên tự đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm về việc tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD. Kèm theo quyển tài liệu này là bộ giáo cụ điện tử hỗ trợ tích hợp nội dung bảo vệ ĐVHD vào môn Sinh học lớp 7.

Bộ tài liệu tiếng Việt này được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình SOS – Giáo dục bảo vệ Động vật hoang dã khỏi tiêu thụ trái phép, do Tổ chức WAR phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Chi Cục Kiểm lâm TP.HCM thực hiện.

Điện thoại

Đường dây nóng WAR: 0976.06.76.46

Văn phòng tổ chức WAR: 028 3899 7314

Thông báo với chúng tôi

Khi thấy động vật hoang dã quí hiếm ngoài thiên nhiên hoặc đang bị buôn bán, tiêu thụ trái phép

    [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      Back To Top