Green talk – Cuộc thi hung biện tiếng Anh: Ý tưởng môi trường xanh cho học sinh sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 15 tháng 11 đến 18 tháng 12 năm 2010, Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Trung tâm văn hóa, Giáo dục và Đào tạo (UNESCO) tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Anh cho học sinh sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc thi Green Talk này, với thông điệp “Im lặng hay lên tiếng” nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ đối với môi trường, khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo và hành động nhằm bảo vệ môi trường. Đây cũng là sân chơi, giúp các bạn rèn luyện tiếng Anh và đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường.


Thể lệ cuộc thi

Chủ đề
Hãy đưa ra những ý tưởng, sáng kiến thiết thực giúp cho những người xung quanh và cộng đồng có thể tham gia và góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng một môi trường xanh, sạch đẹp.

Đối tượng
Học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Các vòng thi và hinh thức dự thi

Vòng 1: Đăng kí dự thi 

Gửi hồ sơ sự thi gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu cơ bản về bản thân
Phần 2: Viết một bài luận bằng tiếng Anh có độ dài từ 350 -500 từ về những ý tưởng, sáng kiến của bạn nhằm giải quyết vấn đề môi trường mà bạn quan tâm.

Người dự thi có thể gửi hồ sơ cá nhận hoặc theo nhóm.
Thời gian gửi hồ sơ dự thi: 15/11 đến 5/12 năm 2010

Nơi nộp hồ sơ dự thi
Bạn có thể nộp bài dự thi qua bưu điện hoặc gửi email đến địa chỉ sau:
Văn phòng UNESCO-CEP
Địa chỉ: 68 Võ Thị Sáu Q1 TP.HCM
Email: contest@greentalk.vn
Kết quả Vòng 1: 20 ý tưởng tốt nhất sẽ được lựa chọn và thông báo trên website: www.greentalk.vn

Vòng 2: Thuyết trình bảo vệ ý tưởng Cải thiện môi trường do thí sinh đề xuất
Thời gian: ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tác giả của 20 ý tưởng được chọn từ vòng 1 sẽ thuyết trình trực tiếp bằng tiếng Anh với ban giám khảo. Mỗi bài thuyết trình dài 10 phút: 2 phút giới thiệu bản thân, 3 phút giới thiệu ý tưởng và 5 phút trả lời câu hỏi của ban giám khảo.
Kết quả vòng 2: 5 ý tưởng tốt nhất sẽ được lựa chọn.

Vòng 3: Chung kết và trao giải
Thời gian
: ngày 18 tháng 12 năm 2010
5 tác giả được chọn ở Vòng 2, thuyết trình ý tưởng của mình trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tiềm năng để chọn ra những ý tưởng khả thi nhất và trao giải. Mỗi thí sinh có 10 phút thuyết trình (02 phút cho bản thân, 03 phút cho ý tưởng dự án, 05 phút cho trả lời câu hỏi của ban giáo khảo và lắng nghe ý kiến góp ý)

Giải thưởng
Tổng trị giá các giải thưởng: 50,000,000 đồng
Tác giả của 20 ý tưởng vào vòng 2 còn được tham gia một chuyến tham quan học tập tại Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi.
Những ý tưởng khả thi nhất có thể được tài trợ để thực hiện và được quảng bá trong cộng đồng Green Talk trên cả nước.

Xem thêm về cuộc thi tại website: www.greentalk.vn

Dự án Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là môi trường sống hoang dã có giá trị và chưa bị xáo trộn. Phú Quốc thuộc vịnh Thái Lan và một phần tỉnh Kiên Giang, có mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 11, nhanh chóng trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Điều này cũng có nghĩa là công tác bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên của nhiều loài động thực vật quí hiếm càng ngày càng gặp nhiều thách thức. Tổ chức WAR bắt đầu các hoạt động điều tra đa dạng sinh học tại đảo Phú Quốc từ năm 2006.

Mục đích của chương trình là góp phần bảo tồn thiên nhiên đảo Phú Quốc bằng cách tìm hiểu hiện trạng đa dạng sinh học và từ đó đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn các loài nguy cấp. Vườn quốc gia Phú Quốc là đối tác chính của Tổ chức WAR trong dự án này.

Vườn Quốc gia Phú Quốc được thành lập đầu năm 2001, chuyển hạng từ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phú Quốc. Vườn nằm phía Bắc đảo Phú Quốc và chiếm diện tích 31.422ha. Địa hình Vườn Quốc gia Phú Quốc giảm dần độ cao từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

Cán bộ Tổ chức WAR, phối hợp với cán bộ Vườn và các nhà khoa học các Viện khám phá và ghi nhận các loài động thực vật trên đảo. Mọi thông tin về các đợt khảo sát này đều được cập nhật trên website của Tổ chức WAR và các kênh thông tin đại chúng. Các loài đã được khảo sát bao gồm: Cá nước ngọt, Chim, Bò sát ếch nhái, Dơi, Chuồn chuồn kim, Chuồn chuồn, Bướm, Phong Lan.

Các hoạt động chính của Tổ chức WAR tại Đảo Phú Quốc

Khảo sát động thực vật ở Phú Quốc
Đây là một phần trong giai đoạn đầu của chương trình bảo tồn. Tổ chức WAR tổ chức các cuộc khảo sát với sự tham gia của nhiều chuyên gia bảo tồn. Một số cuộc khảo sát đã được tiến hành gồm: lan hoang dã, bò sát, dơi, linh trưởng, bướm, cá nước ngọt và chim. Bên cạnh đó, Tổ chức WAR còn xuất bản sách hướng dẫn thực địa bằng hình ảnh hoặc tranh vẽ nhằm hỗ trợ cán bộ kiểm lâm trong hoạt động tuần tra và kết hợp phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái.

Cuộc khảo sát gần đây ghi nhận hơn 170 loài bướm, cho thấy độ đa dạng loài ở Đảo cao hơn dự đoán rất nhiều. Hơn 55 loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim được ghi nhận.

Tổ chức WAR cũng phối hợp với cán bộ lãnh đạo Đảo Phú Quốc nhằm giảm tác động của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên. Chương trình nuôi bướm thí điểm khởi động tại Khu Du lịch Eo Xoài, là một phần của chương trình bảo tồn thông qua phát triển sinh kế cho người dân địa phương. Các kế hoạch khác bao gồm xuất bản sách hướng dẫn nhận dạng các loài thực vật bị đe dọa và thành lập ngân hàng hạt giống. Những cuộc khảo sát thực vật sơ bộ ở Phú Quốc đã cung cấp nhiều kết quả bất ngờ với rất nhiều loài lan hoang dã bị đe dọa.

Giới thiệu và hỗ trợ các mô hình phát triển bền vững

Bao gồm mô hình nuôi cua biển bền vững, Vườn Bướm và Vườn lan hoang dã.

Tập huấn và hỗ trợ cán bộ Vườn Quốc gia Phú Quốc

Bao gồm đào tạo du lịch sinh thái cho cán bộ vườn và các cơ quan liên quan, tập huấn phương pháp điều tra khảo sát động thực vật hoang dã và công bố kết quả khảo sát cho cộng đồng.

Phục hồi loài Dầu lông (Dipterocarpus intricatus) quí hiếm

Thực hiện chương trình thử nghiệm tái sinh loài này bằng cách sưu tầm hạt, xây dựng vườn ươm, gieo hạt và trồng cây giống ngoài tự nhiên.

Giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thực cộng đồng

Tổ chức WAR hỗ trợ tập huấn giáo viên, tập huấn cán bộ Vườn và thành lập các câu lạc bộ xanh cho học sinh Trung học Cơ Sở tại đảo Phú Quốc. Một chương trình tham quan rừng hấp dẫn, mới lạ cũng được xây dựng nhằm tạo cơ hội cho học sinh được khám phá thiên nhiên, học tập trong thiên nhiên. Các cuộc thi vẽ tranh và sự kiện truyền thông nhân các ngày đặc biệt cũng được tổ chức với đông đảo học sinh và người dân đảo Phú Quốc. 

Tìm nhanh “Hãy nhấn vào các từ dưới đây” 

Một Cá Thể Tê Giác Chết

Đầu tháng 5, xác một con Tê giác một sừng đang phân hủy được tìm thấy tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, với một viên đạn ở chân trước bên trái và dấu hiệu sừng bị cưa. Con Tê giác đã chết vài tháng trước đó và không ai biết nguyên nhân. Một cuộc điều tra đang được tiến hành nhằm tìm ra nguyên nhân cái chết của Tê giác. Mẫu gien (ADN) Tê giác cũng đang đựợc các nhà khoa học phân tích nhằm tìm hiểu thêm về con tê giác chết. Kết quả phân tích gien (ADN) cũng có thể cho biết liệu đó có phải là con Tê giác cuối cùng ở Việt Nam hay không.
 
Theo các nhà khoa học, khả năng con Tê giác bị bắn rất cao. Nhiều nguời cũng cho rằng đó là con Tê giác cuối cùng ở Việt Nam.
 
Phụ loài Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus annamiticus) này chỉ phân bố tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Việt Nam. Một phụ loài khác phân bố ở Indonesia với khoảng 40 – 60 cá thể. Nếu con Tê giác chết là con Tê giác cuối cùng ở Việt Nam, một phụ loài Tê giác Java đã bị tuyệt chủng trên toàn thế giới.

Hàng ngàn người cùng chung tiếng nói bảo vệ rừng lập kỷ lục quốc gia

Kỷ lục “Dàn hợp xướng lớn nhất Việt Nam” với duy nhất một từ “KHÔNG” để bảo vệ rừng vừa được thiết lập

Tỉnh Đăk Lăk – 4.000 người bao gồm cán bộ lãnh đạo, người dân, sinh viên và các nghệ sỹ nổi tiếng Siu Black, Y Moan, Quyền Linh, Lưu Thiên Hương, Kim và Nhạc trưởng Graham Sutcliffe đã lập một kỷ lục mới cho Việt Nam, kỷ lục về “Dàn hợp xướng lớn nhất Việt Nam” với duy nhất 1 từ “KHÔNG” trong chương trình “Cùng góp một tiếng nói để bảo vệ rừng”. Kỷ lục này đã được ông Phạm Đan Quế đại diện Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức trạo tặng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk vào tối thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2010 tại Nhà thi đấu tỉnh Đăk Lăk.

Chương trình này là sáng kiến của dự án “Quản lý tổng hợp lưu vực và đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Chư Yang Sin” do Quỹ Môi trường toàn cầu và Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các đơn vị thực hiện dự án gồm: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin và Tổ chức Birdlife. Sau đó, sáng kiến này đã được ủng hộ và tài trợ bởi Hội Đồng Anh, Tổ chức WAR và Công ty Truyền thông Nguyencomm. 

Với thông điệp “Nói không với lâm sản trái phép”, các nhà tổ chức hy vọng, mọi người đều có thể góp một tiếng nói để bảo vệ rừng theo cách rất đơn giản, đó chính là việc từ chối sử dụng các sản phẩm trái phép từ rừng.

Phát biểu về sự kiện, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Chúng tôi rất tự hào là tỉnh đầu tiên tổ chức sự kiện đầu tiên trong chiến dịch nhằm bảo vệ rừng này. Đăk Lăk là tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam và việc từ chối sử dụng các lâm sản trái phép có vai trò quan trọng và mang tính bền vững lâu dài để bảo vệ những khu rừng này”.

Ông Douglas J. Graham, Điều phối viên Chương trình Môi trường và Xã Hội, Ngân hàng Thế giới – nhà tài trợ chính của chương trình chia sẻ: “Ngân hàng Thế giới rất vui mừng tài trợ cho sự kiện này. Năm nay là năm Hổ và không còn nhiều hổ tại Việt Nam. Sẽ là một thảm kịch nếu chúng ta phải chứng kiến sự tuyệt chủng của loài hổ, mà các nhà khoa học dự đoán là sẽ diễn ra trong thập kỷ tới. Những lý do chính khiến hổ bị tuyệt chủng là săn bắt, buôn bán trái phép và mất nơi sinh sống. Nói KHÔNG với việc tiêu thụ các sản phẩm trái phép từ rừng là bạn đang tham gia bảo vệ các hệ sinh thái nói chung và góp phần bảo vệ Hổ
4.000 người có chung một mối quan tâm nhằm chấm dứt tiêu thụ các sản phẩm rừng trái phép. Chúng ta đã lập được kỷ lục Việt Nam về dàn hợp xướng lớn nhất. Nhưng tôi hy vọng tiếng vang của bản hợp xướng sẽ còn lớn mạnh hơn nữa. Chúng ta cần chung sức, đồng lòng hành động để bảo vệ rừng.” theo bà Phạm Tuấn Anh, Quản lý Chương trình, Tổ chức Birdlife tại Việt Nam.

Thói quen ăn thịt đông vật hoang dã và sử dụng sản phẩm từ động thực vật hoang dã là nguyên nhân chính khiến hơn 400 loài động vật và gần 450 loài thực vật hoang dã bị đe dọa và ghi danh trong Sách Đỏ Việt Nam. Mỗi người cần hành động ngay sao cho số loài động vật bị đe dọa sẽ giảm đi. Nếu không, danh sách này sẽ ngày một dài thêm và con người chúng ta chính là người chịu hậu quả khi động thực vật hoang dã biến mất, rừng biến mất. Hy vọng rằng chúng ta không chỉ nói KHÔNG với lâm sản trái phép mà còn hành động như đã nói” – Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Điều phối viên Chương trình Giáo dục Bảo tồn Động vật hoang dã, Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã – WAR.

Bạn có thể xem một số hình ảnh của sự kiện tại đây.

Thi vẽ tranh bảo vệ thiên nhiên Vườn Quốc Gia Phú Quốc

Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2009, những học sinh tuổi từ 12 đến 15 tại các trường THCS Dương Đông 1, Cửa Cạn, Ghềnh Dầu và Bãi Bổn ở đảo Phú Quốc đã nộp hơn 1000 bức tranh về cuộc thi vẽ tranh “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Phú Quốc” với các chủ đề: vẻ đẹp của thiên nhiên Phú Quốc, các mối đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và các hành động học sinh tham gia để bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái Phú Quốc.

Mười sáu bài thi đẹp nhất được nhận phần thưởng. Lâm Thị Cẩm Nhung, trường THCS Dương Đông 1 đạt giải nhất chia sẻ: “Em rất vui vì bức tranh của em được giải thưởng. Qua đó, em mong các khán giả sẽ thấy được các tác động xấu của con người gây ra đối với thiên nhiên và từ đó cố gắng bảo vệ thiên nhiên”. Trong buổi lễ trao giải, cuộc triển lãm  tranh được tổ chức để gây sự chú ý của các nhà lãnh đạo địa phương, cộng đồng dân cư và học sinh sinh viên về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động này được đồng tài trợ bởi WAR, VQG Phú Quốc và Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Quốc.

Gây quỹ tại Melbourne

Tin quan trọng trong Bản tin kỳ này là Đêm gây quỹ tại Melbourne ngày 8 tháng 11 năm 2009. Khoảng 15.320 USD được quyên góp, toàn bộ số tiền này sẽ được sử dụng phát triển Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi nhằm mục tiêu bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. Mọi đóng góp của các các nhân, tổ chức đều được Tổ chức WAR ghi nhận và trân trọng cảm ơn.

Sự kiện này được tổ chức bởi Jules Cronin-Guss, đại diện của Tổ chức WAR tại Úc, với sự cộng tác của rất nhiều tình nguyện viên nhiệt tình, năng động như Michelle Christoffersen, Emma Connell, Rosalba Renzella, Jodie Holkner Kate Hayes, Kristen and Bryana Christoffersen, Peter Raff, Anne Tindall and Tendy from Electric Ladyland. Chương trình được tài trợ bởi MacCormack, với sự tham gia của người dẫn chương trình nổi tiếng Suzie Wilks.

Sự kiện gây quĩ được tổ chức tại Electric Ladyland, Capel Street, Prahran. Ngoài phần giao lưu, nói chuyện, một chương trình đấu giá cũng được thực hiện.

Người ủng hộ số tiền lớn nhất là 3.000 USD được quyền đặt tên cho một cá thể Gấu đang được cứu hộ tại Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi.

Trong năm tới, sự kiện gây quĩ sẽ tiếp tục được tổ chức với mong muốn nhận được nhiều hỗ trợ hơn nữa từ những người quan tâm.

Hoạt động của WAR nhằm thay đổi hành vi cho giới trẻ về bảo tồn

Oanh, cô gái 17 tuổi năng động đến từ Bình Dương đã được nghe nhiều về hoạt động bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ động vật hoang dã nhưng chưa thực sự hiểu hoặc cảm nhận được và vì vậy, cô chưa thực sự quan tâm.

Tuy nhiên, sau chuyến tham quan Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi và tham gia thả bốn con tê tê và một con kỳ đà về vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, cô đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Chuyến tham quan và hoạt động thả động vật hoang dã về rừng đã giúp Oanh nhận ra những tác động tiêu cực mà con người gây ra đối với động thực vật hoang dã. Oanh rất ngưỡng mộ những công việc thường ngày của cán bộ Tổ chức WAR và cánh bộ kiểm lâm nhằm chăm sóc những con thú bị bệnh hoặc bị thương. Hơn bao giờ hết, Oanh rất vui khi biết rằng những con thú có thể được thả về rừng, về ngôi nhà thân yêu của chúng. Chuyến đi này đã mở mang tầm mắt và khơi dậy tình yêu của Oanh đối với động vật hoang dã. Giờ đây, thái độ đối với thiên nhiên thay đổi, Oanh đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về những gì cô có thể làm để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Đây là nội dung chương trình “Công dân toàn cầu” của kênh truyền hình quốc gia VTV3, được phát lúc 14:00 Chủ Nhật hàng tuần. Chương trình nói về những câu chuyện có thực của các cá nhân khác nhau trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Câu chuyện của Oanh là câu chuyện có thật. Chúng tôi hi vọng rằng chương trình này sẽ giúp khán giả quan tâm đến các loài động thực vật hoang dã và biết cách bảo vệ chúng.

Chương trình về chuyến tham quan của Oanh được phát vào cuối tháng 5 năm 2010

 Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Đỗ Thị Thanh Huyền, Điều phối viên giáo dục bảo tồn tại: info@wildlifeatrisk.org

Hỗ trợ kiểm lâm cơ động tuần tra các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã

Chi Cục Kiểm Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức WAR cùng hợp tác, hỗ trợ hoạt động của Đội Cơ động, gồm các cán bộ Chi cục Kiểm lâm TPHCM. Đội Cơ động bắt đầu hoạt động từ tháng 8 năm 2008.

  Mục tiêu

Ngăn chặn hoạt động nuôi nhốt, buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã trên đường phố TP HCM, đồng thời thường xuyên kiểm tra và tịch thu các loài động thực vật hoang dã bị buôn bán trái phép tại các nhà hàng.

 Hoạt động
•    Tuần tra đường phố tại TPHCM hàng ngày bằng xe gắn máy
•    Phản hồi các cuộc gọi đến văn phòng Tổ chức WAR của khách du lịch và người dân về hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã trái phép.
•    Thường xuyên kiểm tra các nhà hàng có phục vụ món ăn động thực vật hoang dã
•    Hợp tác với các Hạt Kiểm lâm khác tại huyện Củ Chi, Cần Giờ nhằm tịch thu các loài động thực vật hoang dã bị buôn bán trái phép, hoặc cứu hộ các loài quí hiếm bị nuôi nhốt trái phép tại nhà dân hoặc các nhà hàng.

 Kết hợp với Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi

Các loài động thực vật hoang dã quí hiếm còn sống sau khi được Đội Cơ động tịch thu sẽ được chuyển đến Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi để chăm sóc, phục hồi bản năng và có thể được thả về thiên nhiên.

Tìm nhanh “Hãy nhấn vào các từ dưới đây”

Ghi nhận nhanh thành phần cá nước ngọt tại Đà Lạt

Trong một chuyến khảo sát nhanh 02 ngày quanh khu vực Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào cuối tháng 8 năm 2010, các thành viên của WAR đã ghi nhận được một số loài cá nước ngọt có trong khu vực.

Danh sách sơ bộ các loài cá như sau:

– Cá lia thia ruộng (Macropodus opercularis)
– Cá chành đục (Channa orientalis)
– Cá mè (Puntius binotatus)
– Cá lòng tong đá (Rasbora paviana)
– Cá trê trắng (Clarias batrachus)
– Cá giếc (Carassius auratus)
– Cá kiếm (Xiphophorus helleri) (loài du nhập, thoát ra và sinh sản trong tự nhiên)
– Cá mún (Xiphohorus sp.) (loài du nhập, thoát ra và sinh sản trong tự nhiên)
– Cá ăn muỗi (Gambusia affinis) (loài du nhập, được đưa vào để diệt ấu trùng muỗi trước đây)

Loài cá lia thia ruộng hiện đã được cho sinh sản thành công đàn đầu tiên tại WAR. Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), ranh giới phân bố thấp nhất của loài này là đến tỉnh Quảng Nam. Nếu những cá thể thu được tại thôn Păng Tiêng (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) không phải do người chơi cá kiểng nuôi thoát ra trong tự nhiên thì đây là một ghi nhận mới về phân bố của loài này tại Việt Nam.

Giới thiệu về Việt Nam

WAR’s CONSERVATION ACTIVITIES IN CONTEXT

The Socialist Republic of Vietnam is situated on the south-eastern margin of the Indo-China peninsula.  It stretches over 1,600km from north to south, and is less than 50km wide at its narrowest point.  The population exceeds 86 million, comprising mainly Viet (Kinh) people (87%), and 53 other ethnic minority groups, most of whom inhabit Vietnam’s mountainous areas. 

Three-quarters of Vietnam is hilly or mountainous.  The Truong Son or Annamite Range, for example, extends for nearly 1,200km from the north to the south along the border with Laos and Cambodia.  Other distinct regions include the vast Red River Delta in the north, the Mekong River Delta in the south, and a number of small coastal plains in central Vietnam. 

Vietnam lies in the monsoon tropics.  The North has four seasons: spring, summer, autumn and a cold, damp winter. The South has distinct wet and dry seasons, with small very humid change over times in between (around April for the build up to the monsoons, and October towards the end). 

Although Vietnam is a rapidly developing country, a significant number of households, especially in the rural areas, still live below the poverty line.  Three-quarters of the population lives in rural areas.  Average income per capita is below USD5,000 per annum. 

Vietnam is culturally rich and has a proud history dating back several thousand years.  During the past century, however, war has had a profoundly negative economic and environmental impact on the country. 

In the 21st Century, new population and development pressures are also taking their toll on Vietnam’s astoundingly rich variety of animal and plant species (Biodiversity).

Điện thoại

Đường dây nóng WAR: 0976.06.76.46

Văn phòng tổ chức WAR: 028 3899 7314

Thông báo với chúng tôi

Khi thấy động vật hoang dã quí hiếm ngoài thiên nhiên hoặc đang bị buôn bán, tiêu thụ trái phép

    [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      Back To Top