DANH MỤC CÁC LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG (2010 – 2011)
Tháng: Tháng 1 2019
Kết quả sơ bộ các loài bộ cánh cứng và bướm đêm (phiên bản 1, cập nhật T.11/2013)
Kết quả điều tra Thực Vật khu vực Hòn Me – Tỉnh Kiên Giang (phiên bản 1 cập nhật tháng 11/2013)
Mục đích của việc điều tra thành phần thực vật khu vực Ba Hòn thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, nhằm tìm hiểu các nguồn cây bản địa còn sót lại trong khu vực Ba Hòn và có thể sử dụng cho công tác cứu hộ động vật hoang dã. Ví dụ như trái Cò ke – Grewia tomentosa, là một loại thức ăn của loài Culi (Nycticebus pygmaeus) hay các trái Hổ nho nhện – Ampelocissus arachnoidea, có thể cung cấp thêm thức ăn cho Vượn (Nomascus gabriella), v.v… Thành phần thực vật rừng cũng là những thông tin rất thú vị để giới thiệu cho khách tham quan khu vực cứu hộ và Ba Hòn cũng như những hữu ích của từng loài cây trong công tác cứu hộ và bảo vệ môi trường nói chung.
Lần thứ hai phát hiện cá thể Sâu Nhung cho Việt Nam
Tháng 5 năm 2013 – Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế thuộc Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) vừa công bố phát hiện một cá thể Sâu Nhung (Eoperipatus sp.) thuộc Ngành Giun móc (Peripatidae), tại vùng rừng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Đây là lần thứ hai, Sâu Nhung được ghi nhận tại Việt Nam. Phát hiện này đã được công bố rộng rãi trên một số tạp chí quốc tế.
Sử dụng Sản phẩm Động vật hoang dã ở TP. Hồ Chí Minh
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011, cuộc khảo sát về việc sử dụng sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện với 4062 người dân và 3262 học sinh THCS tại TP.HCM. Kết quả cuộc khảo sát này là cơ sở cho các hoạt động của tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) nhằm ngăn chặn việc buôn bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD. Báo cáo này trình bày kết quả cuộc khảo sát nói trên.