Rắn là một trong số những loài động vật hoang dã (ĐVHD) được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Rất nhiều loài rắn quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng do bị săn bắt ngâm rượu hoặc làm thịt. Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) và Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, đã cứu hộ và thả về thiên nhiên hàng trăm cá thể rắn quý hiếm. Nhân dịp bước sang năm rắn, Ông Lê Xuân Lâm – Quản lý Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi chia sẻ một số thông tin thú vị về việc cứu hộ rắn.
Anh đã làm công tác cứu hộ tại Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi được bao lâu?
Tôi đã làm tại đây được hơn 6 năm, từ những ngày đầu tiên khi Trạm bắt đầu được Tổ chức WAR xây dựng.
Tôi đã làm tại đây được hơn 6 năm, từ những ngày đầu tiên khi Trạm bắt đầu được Tổ chức WAR xây dựng.
Ông Lê Xuân Lâm – Quản lý Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi và cá thể Rắn hổ ngựa khác lạ. | Một cá thể Rắn hổ mang chúa đang được thả về Vườn Quốc gia Cát Tiên |
Được biết Trạm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi đã cứu hộ và thả về thiên nhiên trên 3000 cá thể ĐVHD quí hiếm, vậy trong số đó có bao nhiêu rắn?
Chúng tôi đã cứu hộ và thả về thiên nhiên hàng trăm cá thể rắn. Riêng năm 2012, chúng tôi đã thả về thiên nhiên 78 cá thể rắn quí hiếm, thuộc 9 loài, trong đó có những loài cực kì quí hiếm như: Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cạp nia (Bungarus candidus), Rắn hổ đất (Naja naja), Rắn hổ mèo (Naja kaothia)…
Những con rắn này được cứu hộ từ đâu?
Giống như phần lớn các loài ĐVHD quý hiếm được cứu hộ tại Trạm, đa số những con rắn này là tang vật của các vụ buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép bị cơ quan kiểm lâm bắt giữ. Một số ít được người dân và một số chùa trên địa bàn TP.HCM tự nguyện bàn giao cho Trạm. Khi đến Trạm, đa phần rắn khá yếu, một số cá thể bị bệnh, bị may miệng, bị tróc vảy.
Sau khi được phục hồi sức khoẻ, phục hồi bản năng sinh tồn như ngoài thiên nhiên, những con rắn này được thả đi đâu?
Sau khi khi được cứu hộ, chúng tôi thường thả rắn về những khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt tại các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.
Con rắn nặng nhất mà anh đã cứu hộ?
Đó là một cá thể Rắn hổ mang chúa, nặng 14kg do chùa Hoằng Pháp bàn giao vào đầu năm 2012.
Con rắn dài nhất mà anh đã cứu hộ?
Đó là cá thể Rắn Hổ mang chúa dài tới 5,2m. Đây là tang vật từ một vụ buôn bán trái phép.
Đó là một cá thể Rắn hổ mang chúa, nặng 14kg do chùa Hoằng Pháp bàn giao vào đầu năm 2012.
Con rắn dài nhất mà anh đã cứu hộ?
Đó là cá thể Rắn Hổ mang chúa dài tới 5,2m. Đây là tang vật từ một vụ buôn bán trái phép.
Con rắn để lại ấn tượng lớn nhất với anh?
Tháng 12/2012, chúng tôi cứu hộ một cá thể Rắn hổ ngựa có toàn thân màu trắng rất khác lạ. Có thể đây là trường hợp đột biến gien vì bình thường rắn hổ ngựa có màu vàng nhạt.
Anh cho biết loài rắn đang gặp phải nguy cơ gì?
Rắn thường bị cắt tiết hoặc lấy mật ngâm rượu và bị ăn thịt. Chính việc sử dụng này đã khiến nhiều loài rắn bị đe doạ tuyệt chủng.
Rắn thường bị cắt tiết hoặc lấy mật ngâm rượu và bị ăn thịt. Chính việc sử dụng này đã khiến nhiều loài rắn bị đe doạ tuyệt chủng.
Ngoài ra, môi trường sống của rắn bị xâm phạm, rắn phải tìm đến những nơi kín đáo, yên tĩnh khác như trong đền chùa, nhà dân, các bãi cỏ. Và do vậy chúng thường bị bắt giết, xua đuổi.
Anh nhắn nhủ gì với mọi người về việc bảo vệ rắn trong năm con rắn này?
Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là tết nguyên đán, rắn cũng như các loài ĐVHD thường bị sử dụng nhiều nhất. Hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau đón một năm rắn không làm hại đến loài rắn. Hãy cùng WAR bảo vệ các loài rắn quý hiếm trước khi quá muộn!
Đỗ Huyền – Lê Xuân Lâm