Trong một chuyến khảo sát nhanh 02 ngày quanh khu vực Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào cuối tháng 8 năm 2010, các thành viên của WAR đã ghi nhận được một số loài cá nước ngọt có trong khu vực.
Danh sách sơ bộ các loài cá như sau:
– Cá lia thia ruộng (Macropodus opercularis) – Cá chành đục (Channa orientalis) – Cá mè (Puntius binotatus) – Cá lòng tong đá (Rasbora paviana) – Cá trê trắng (Clarias batrachus) – Cá giếc (Carassius auratus) – Cá kiếm (Xiphophorus helleri) (loài du nhập, thoát ra và sinh sản trong tự nhiên) – Cá mún (Xiphohorus sp.) (loài du nhập, thoát ra và sinh sản trong tự nhiên) – Cá ăn muỗi (Gambusia affinis) (loài du nhập, được đưa vào để diệt ấu trùng muỗi trước đây)
Loài cá lia thia ruộng hiện đã được cho sinh sản thành công đàn đầu tiên tại WAR. Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), ranh giới phân bố thấp nhất của loài này là đến tỉnh Quảng Nam. Nếu những cá thể thu được tại thôn Păng Tiêng (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) không phải do người chơi cá kiểng nuôi thoát ra trong tự nhiên thì đây là một ghi nhận mới về phân bố của loài này tại Việt Nam.
The Socialist Republic of Vietnam is situated on the south-eastern margin of the Indo-China peninsula. It stretches over 1,600km from north to south, and is less than 50km wide at its narrowest point. The population exceeds 86 million, comprising mainly Viet (Kinh) people (87%), and 53 other ethnic minority groups, most of whom inhabit Vietnam’s mountainous areas.
Three-quarters of Vietnam is hilly or mountainous. The Truong Son or Annamite Range, for example, extends for nearly 1,200km from the north to the south along the border with Laos and Cambodia. Other distinct regions include the vast Red River Delta in the north, the Mekong River Delta in the south, and a number of small coastal plains in central Vietnam.
Vietnam lies in the monsoon tropics. The North has four seasons: spring, summer, autumn and a cold, damp winter. The South has distinct wet and dry seasons, with small very humid change over times in between (around April for the build up to the monsoons, and October towards the end).
Although Vietnam is a rapidly developing country, a significant number of households, especially in the rural areas, still live below the poverty line. Three-quarters of the population lives in rural areas. Average income per capita is below USD5,000 per annum.
Vietnam is culturally rich and has a proud history dating back several thousand years. During the past century, however, war has had a profoundly negative economic and environmental impact on the country.
In the 21st Century, new population and development pressures are also taking their toll on Vietnam’s astoundingly rich variety of animal and plant species (Biodiversity).
Tương lai của bảo tồn động thực vật hoang dã ở Việt Nam nằm trong tay của trẻ em ngày nay. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và sự tham gia của các em đối với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết
Đầu năm 2007, WAR mời nhà lịch sử tự nhiên nổi tiếng phát động chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho học sinh và giáo viên địa phương. Chương trình bao gồm các chuyến tham quan đến VQG Cát Tiên và Núi Chúa, giúp các em và giáo viên có thể thực hành trực tiếp ngoài tự nhiên hơn là trong lớp học và giúp họ quan tâm hơn về thiên nhiên. Hoạt động này cũng nhằm khơi dậy sự quan tâm của các nhà lãnh đạo địa phương.
Ngoài ra, WAR kết hợp với Đoàn Thanh Niên Hồ Chí Minh để nâng cao nhận thức môi trường với hơn 700 trường tại TP HCM và các tỉnh lân cận phía Nam Việt Nam, bao gồm các sản phẩm và sách hướng dẫn cho giáo viên tại lớp học và thảo cầm viên. Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn tài nguyên biển được thực hiện với 500 trẻ em ngoài Côn Đảo với các cuộc thi bảo tồn phát tiển và một chiến dịch thành công “Biển của em”
Đại diện WAR đến các trường học TP HCM
Trọng tâm của chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn cho các trường học TP HCM là Trưng bày Nhận thức (Awareness Display) tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và thực hiện một bài trình bày khoảng 1h tại các trường học. Thông tin về chi tiết vui lòng liên hệ Simon Faithfull, Điều phối viên chương trình giáo dục WAR, và Quản lý Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi.
Các trường tham quan WAR WAR hợp tác với Free The Bear (FTB) tại Củ Chi, Cát Tiên, và Hòn Me tại tỉnh Kiên Giang, hiện nay có chương trình của khách tham quan và tình nguyện viên đến trường học để hỗ trợ nâng cao nhận thức và bảo tồn. Thông tin về chi tiết vui lòng liên hệ Simon Faithfull cùng với sơ yếu lý lịch và thời gian biểu.
Cùng WAR bảo vệ động thực vật hoang dã.
Các ví dụ cách các trường học đã giúp WAR duy trì, mở rộng hoạt động bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam:
Gây quỹ, tài trợ cá nhân
Bảo trợ một loài
Đặt tên động vật
Trồng cây cung cấp thực phẩm cho động vật
Thiết kế và gây quỹ xây dựng chuồng thú
Sắp xếp thời gian đến thăm các trạm của WAR
Hỗ trợ các tổ chức bảo tồn phi chính phủ khác và cung cấp các hướng dẫn địa phương khi có chuyến tham quan thực địa tại vườn quốc gia.
WAR đã tiến hành một điều tra về sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã tại Tp.HCM từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011. Báo cáo có thể được tải về tại đây.
Các nhà sinh học Tổ chức WAR đang tiến hành khảo sát các loài cá nước ngọt cũng như nghiên cứu nơi sinh sản của chúng. Các địa điểm điều tra bao gồm đảo Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai. Trọng tâm chính của hoạt động điều tra cá nước ngọt là đảo Phú Quốc. Hiện nay có rất ít thông tin về khu hệ cá nước ngọt trên đảo này. Đến nay, Tổ chức WAR đã ghi nhận được hơn 100 loài cá nước ngọt và nước lợ tại đảo, trong đó có ít nhất 12 loài mới cho Việt Nam và có thể có loài mới cho khoa học.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là môi trường sống hoang dã có giá trị và chưa bị xáo trộn. Phú Quốc thuộc vịnh Thái Lan và một phần tỉnh Kiên Giang, có mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 11, và nhanh chóng trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước, cũng đồng nghĩa công cuộc bảo tồn môi trường sống hoang dã của các loài động thực vật ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhân viên WAR cùng lãnh đạo Nguyễn Vũ Khôi, Trưởng Dự Án tại Phú Quốc và Giám Đốc WAR, làm việc tại đảo từ năm 2006.
Mục đích của chương trình WAR ở Phú Quốc là nhằm giúp bảo tồn thiên nhiên ở Đảo bằng cách cung cấp thông tin về đa dạng sinh học và sau đó đưa ra các giải pháp phát triển và bảo tồn các loài nguy cấp một cách bền vững. Vườn quốc gia Phú Quốc đồng hợp tác dự án này với WAR.
VQG Phú Quốc được thành lập đầu năm 2001, đổi tên từ Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc., nằm phía Bắc đảo Phú Quốc và chiếm diện tích 31.422ha. Nhìn chung, địa hình VQG có đặc điểm là sự suy giảm chiều cao từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
Động thực vật của VQG Phú Quốc và của Đảo là một tổng thể, đang được ghi nhận bởi các chuyên gia WAR, kết hợp với sự tham gia nhân viên Vườn và hỗ trợ của các nhà khoa học của các Viện. Tin tức mới được cập nhật trên website WAR và các kênh truyền hình địa phương. Các danh mục thực vật được cập nhật hàng năm như chuồn chuồn kim, chuồn chuồn, và bướm.
Các hoạt động chính của WAR tại Đảo Phú Quốc Khảo sát động thực vật ở Phú Quốc Đây là một phần trong giai đoạn đầu của chương trình bảo tồn. WAR đang hỗ trợ các cuộc khảo sát mang tính chiến lược bởi các chuyên gia bảo tồn, bao gồm cuộc khảo sát loài lan hoang dã, cuộc nghiên cứu bò sát, khảo sát dơi, đánh giá linh trưởng và khảo sát bướm, cá nước ngọt và chim. Bên cạnh đó, WAR còn xuất bản sách hướng dẫn thực địa để giúp tập huấn cho kiểm lâm kết hợp chặt chẽ các dịch vụ du lịch sinh thái với hoạt động tuần tra.
Cuộc khảo sát gần đây ghi nhận hơn 170 loài bướm, cho thấy độ đa dạng loài ở Đảo cao hơn dự đoán rất nhiều. Hơn 55 loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim được ghi nhận.
WAR cũng kết hợp với các nhà chức trách của Đảo nhằm nỗ lực giảm tối thiểu tác động du lịch đến môi trường VQG Phú Quốc. VQG Phú Quốc đang được hỗ trợ để xúc tiến chương trình du lịch sinh thái. Chương trình nuôi bướm thí điểm khởi động tại khu du lịch Eo Xoài, là một phần của chương trình bảo tồn biển bằng cách phát triển hướng thu nhập khác cho ngư dân địa phương. Các kế hoạch khác bao gồm xuất bản sách hướng dẫn ID thực vật bị đe dọa và thành lập ngân hàng hạt giống. Những cuộc khảo sát thực vật sơ bộ ở Phú Quốc đã cung cấp nhiều kết quả bất ngờ, bao gồm một vài loài lan hoang dã bị đe dọa.
Giới thiệu và hỗ trợ các mô hình phát triển bền vững Bao gồm mô hình nuôi cua trong bùn và trong nước, khu vực nuôi bướm điển hình và vườn lan hoang dã.
Tập huấn và hỗ trợ nhân viên VQG Phú Quốc Bao gồm đào tạo du lịch sinh thái cho nhân viên vường và các cơ quan liên quan, tập huấn cách thực hiện các cuộc khảo sát động thực vật hoang dã và cách công bố kết quả khảo sát cho cộng đồng.
Phục hồi loài thực vật bị đe dọa: Dipterocarpus intricatus Thực hiện chương trình thử nghiệm tái sinh loài này bằng cách sưu tầm hạt, xây dựng vườn ươm, gieo hạt và trồng cây giống ngoài tự nhiên.
Chiến dịch nâng cao nhận thực cộng đồng Tập huấn cách bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi môi trường du lịch sinh thái bền vững.
Nhằm ngăn chặn việc buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, Tổ chức WAR phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế:
1. ENV: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam
2. AAF: Tổ chức Động vật châu Á
3. WAPA: Hiệp hội Bảo vệ Động vật thế giới
4. FTB: Free the Bears Fund (Quỹ Bảo tồn Gấu)
Ví dụ điển hình là bài báo xuất hiện gần đây trên trang Korean Joong Ang Daily đăng người Việt kêu gọi người Hàn Quốc không đến thăm các nông trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam và không mua các sản phẩm mật gấu chiết xuất từ Gấu ngựa (Moon Bear) nuôi nhốt. Hoạt động buôn bán mật gấu còn tiếp tục khi mà nhiều người Hàn Quốc không ý thức được rằng mua mật gấu từ các trang trại nuôi gấu vẫn là hành động bất hợp pháp.
Đầu tháng 9/2013, Tổ chức WAR xuất bản Tập 2 Bộ bưu thiếp “Động vật hoang dã được cứu hộ”. Bộ bưu thiếp song ngữ Anh Việt này có kích thước 13X18cm. Bộ bưu thiếp có thông tin và hình ảnh thực tế của 10 loài ĐVHD quý hiếm khác nhau. Tất cả những loài này đều được Tổ chức WAR cứu hộ. Một số cá thể đã được thả về thiên nhiên, số khác đang được chăm sóc tại các Trạm Cứu hộ ĐVHD của Tổ chức WAR.
Thông qua việc xuất bản bộ bưu thiếp nhiều tập này, Tổ chức WAR hy vọng công chúng sẽ quan tâm hơn về công tác cứu hộ và bảo vệ các loài ĐVHD ở Việt Nam.
Đầu tháng 9/2013, Tổ chức WAR xuất bản Tập 2 Bộ bưu thiếp “Động vật hoang dã được cứu hộ”. Bộ bưu thiếp song ngữ Anh Việt này có kích thước 13X18cm. Bộ bưu thiếp có thông tin và hình ảnh thực tế của 10 loài ĐVHD quý hiếm khác nhau. Tất cả những loài này đều được Tổ chức WAR cứu hộ. Một số cá thể đã được thả về thiên nhiên, số khác đang được chăm sóc tại các Trạm Cứu hộ ĐVHD của Tổ chức WAR.
Thông qua việc xuất bản bộ bưu thiếp nhiều tập này, Tổ chức WAR hy vọng công chúng sẽ quan tâm hơn về công tác cứu hộ và bảo vệ các loài ĐVHD ở Việt Nam.