Bản tin số 42 (Tháng 8 – 2019)

Trở thành một Thiện Nguyện Viên cho Tổ chức WAR tại Trạm Bảo tồn Động vật Hoang dã Dầu Tiếng

DAUTIENG - Wildlife conservation

Từ khi thành lập đến nay, WAR đã đón tiếp hơn 160 thiện nguyện viên đến từ các nước khác nhau trên thế giới đến làm việc tại các cơ sở bảo tồn động vật hoang dã của WAR hay tham gia vào các chương trình khảo sát đa dạng sinh học hàng năm tại Việt Nam. Nhiều người torng số họ đã quay lại tiếp tục đóng góp và chung tay với WAR trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Tổ chức WAR tạo điều kiện cho tất cả các thiện nguyện viên có cơ hội tham gia các hoạt động khác nhau của Tổ chức WAR tại hiện trường. Sự tham gia và đóng góp của các bạn sẽ góp phần quan trọng để đạt được các mục tiêu bảo tồn sự đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Do công việc thiện nguyện của chúng tôi có giới hạn và chỉ dành cho những cá nhân thực sự muốn giúp đỡ và tự nguyện đóng góp cho WAR trong công tác bảo tồn và cứu động vật hoang dã, chúng tôi kêu gọi sự tham gia và đóng góp tự nguyện của các bạn khi đến làm việc tại chỗ chúng tôi.

Tại sao Tôi phải làm tình nguyện viên cho WAR?
Tại Trạm Bảo tồn Động vật Hoang dã Dầu Tiếng, bạn sẽ tham gia vào chương trình gây nuôi một số loài động vật hoang dã quí, hiếm vì mục tiêu bảo tồn. Chăm sóc, phục hồi và thả các loài động vật hoang dã khác nhau về thiên nhiên hoang dã từ những vụ buôn bán, săn bắt và nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép.

Tôi sẽ đạt được gì trong thời gian làm tình nguyện viên?
Bạn sẽ :
– Có cơ hội quí giá để quan sát và chăm sóc với nhiều loài động vật hoang dã quí, hiếm khác nhau ở Châu Á.
– Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tế với các nhân viên của Tổ chức WAR.
– Học các kỹ năng cơ bản về chăm, nuôi và gây giống một số loài động vật hoang dã khác nhau (Thú linh trưởng, thú ăn thịt có kích thước nhỏ, tê tê, bò sát v.v…)
– Hiểu thêm về những khó khăn trong công việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, và những gì cần phải làm để cứu các loài động vật hoang dã của chúng ta.

Nhiệm vụ hàng ngày của tôi là gì?
Chuẩn bị khẩu phần thức ăn cho động vật và cho động vật ăn.
Chỉnh sửa và thay đổi một phần môi trường nuôi nhốt động vật hoang dã, tránh nhàm chán cho con vật. Theo dõi hành vi của con vật và đánh giá sự phù hợp của việc làm này.
Bảo trì và vệ sinh chuồng trại. Điều này bao gồm việc hỗ trợ nhân viên chăm sóc động vật trong các hoạt động chăn nuôi nói chung cũng như sơn chuồng, tưới cây, giúp đỡ nhân viên Trạm xây dựng chuồng động vật (khi cần thiết).
– Giúp đỡ bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe hoặc trị bệnh cho con vật.

Giờ làm việc?
Các thiện nguyện viên có thể làm tối đa theo sở thích của mình với điều kiện đã trao đổi và được sự chấp nhận của quản lý. Giờ làm việc hằng ngày là từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nghỉ trưa từ 11 giờ đến 1 giờ chiều. Các thiện nguyện viên được yêu cầu làm việc 5 ngày mỗi tuần, và tận hưởng thời gian rãnh rỗi để khám phá những nơi khác.

Kêu gọi đóng góp tự nguyện từ các thiện nguyện viên và mục đích sử dụng?
Tất cả các thiện nguyện viên được kêu gọi đóng góp tự nguyện (không ép buộc) cho cộng tác bảo vệ động vật hoang dã của WAR ở Việt Nam, khi đến Trạm Bảo tồn làm việc. Và đóng góp này sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của tổ chức WAR trước khi các bạn đến Trạm ít nhất là 3 ngày. Chúng tôi bảo đảm rằng tất cả số tiền đóng góp của tình nguyện viên sẽ đi vào trực tiếp cho phúc lợi động vật được cứu, chăm sóc, sửa chữa chuồng trại, mua thức ăn cho động vật và vật dụng cho chương trình gây nuôi sinh sản bảo tồn.
Khoản đóng góp này được tính bằng đô la Mỹ và tương đương 350 Mỹ kim/ người/tuần. Các bạn sẽ tự tục việc ăn uống cá nhân và đi lại. WAR sẽ hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ khi cần.

Làm thế nào để nộp đơn?
Nếu bạn quan tâm và thích làm thiện nguyện viên của WAR và đồng ý với những thông tin nêu trên, vui lòng điền vào mẫu đơn làm Thiện nguyện viênmẫu đơn tiêm chủng. Chúng tôi sẽ trả lời đơn của bạn trong thời gian sớm nhất. Xin lưu ý rằng, chúng tôi chỉ có thể nhận một số lượng thiện nguyện viên trong hạn chế của Tổ chức và của Trạm tại bất kỳ thời điểm nào, trong năm. Do vậy, WAR sẽ giữ quyền từ chối một số đơn của các bạn cho dù bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện của chúng tôi cũng như sự thiết tha làm việc của bạn.

Làm thế nào để đi đến Trạm Bảo tồn của WAR?
Trạm của chúng tôi tọa lạc tại lô 303, Ấp Lê Danh Cát, Xã Thanh Tuyền, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương. Cách thành phố Hồ Chí Minh 55 km.
Từ thành phố Hồ Chí Minh đến đây mất khoảng 1,5 tiếng rưỡi đến 3 tiếng đồng hồ và mất khoảng 2 đến 50 đô la Mỹ tùy theo cách chọn phương tiện vận chuyển của bạn. Nếu bạn đi bằng phương tiện xe Buýt mất khoảng 2 đô la Mỹ, nếu bạn chọn phương tiên đi bằng xe Grap thì tốn khoảng từ 40 – 50 đô la Mỹ. Chúng tôi có thể sắp xếp giúp bạn chuẩn bị phương tiện vận chuyển đến Trạm và rời Trạm.
Thông tin thêm
Trong thời gian làm việc tại Trạm của chúng tôi, bạn cũng có thể ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng khác như Địa đạo Bến Dược cách 2 km, Điểm Du Lịch Một Thoáng Việt Nam cách 10 km và Vườn trái cây Thanh Tuyền cách Trạm 500m.

Cứu hộ và bảo tồn Java Pangolin: Manis javanica Desmarest, 1822

Hỗ trợ thả 2 cá thể Rắn Hổ mang chúa khủng (Ophiophagus hannah) về Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Wildlife At Risk (WAR) nhận được yêu cầu hỗ trợ từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, về việc chuyển thả 2 cá thể Rắn hổ mang chúa về môi trường tự nhiên theo chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Tổ chức WAR đã cử hai cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm về bò sát đến địa điểm đang nuôi nhốt 2 cá thể trên tại Khu du lịch Đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để kiểm tra tình hình sức khỏe, gắn chip điện tử (Do vườn thú Cologne Zoo và Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật tài trợ), sau đó đưa chúng về Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và thả chúng về môi trường thiên nhiên hoang dã nơi đây.

Qua kiểm tra, hai cá thể Rắn hổ mang chúa này nặng tổng cộng 36 kg, có chiều dài 5m . Đây là loài động vật nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định: 160/2013/NĐ- CP của Chính phủ; và thuộc nhóm IB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm, ban hành kèm theo Nghị định 06/ 2019 của Chính phủ.

Được biết, 2 cá thể Rắn hổ mang này được các công nhân và Kỹ sư người Ấn Độ tham gia lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm, Xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bắt giữ, sau đó đưa về Khu du lịch Đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Tổ chức WAR đánh giá cao sự quan tâm, phối kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã quí hiếm hiện nay.

Thả thành công 5 cá thể Rùa biển quý, hiếm về Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau – tỉnh Bình Thuận

Ngày 14 tháng 5 năm 2019, Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (Wildlife At Risk – WAR) đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Tp. Hồ Chí Minh thả năm (05) cá thể rùa biển, Chelonia mydas, tổng trọng lượng là 26 kilôgram về Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau tại tỉnh Bình Thuận.

Trước khi được thả, các cá thể rùa biển đã được nhân viên và bác sĩ thú y của tổ chức WAR tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng và sau đó gắn thẻ theo dõi. Việc thả các cá thể Vích về môi trường biển đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của Ban Giám Đốc Khu Bảo Tồn Biển Hòn Cau.

Tất cả các cá thể Rùa biển này được tổ chức WAR tiếp nhận từ Chi cục thủy sản thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2018 và những tháng đầu năm 2019. Ảnh : WAR/ L.X.Lâm

Chào tạm biệt và chúc may mắn!

Bảo tồn Rái cá

 

Tiếp nhận 3 cá thể Rùa biển trong tháng 4 – 2019

Trong tháng 4/2019, tổ chức WAR đã tiếp nhận 3 cá thể Vích (Chelonia mydas) từ Chi cục Quản lý Chất lượng và Nguồn lợi Thủy sản thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loài Rùa biển nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ được qui định tại Nghị định: 160/2013/ND-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ. Hiện 3 cá thể rùa biển trên đang được nhân viên của tổ chức WAR chăm sóc, tại Trạm Bảo tồn Động vật Hoang dã Dầu Tiếng số 303, Ấp Lê Danh Cát, Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Thả 7 cá thể thú linh trưởng về Vườn Quốc gia Tà Đùng- tỉnh Đăk Nông

Ngày 23 tháng 4 năm 2019 – Tại Vườn quốc gia Tà Đùng – tỉnh Đăk Nông, Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Bình Dương thả ba (03) cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina) và bốn (04) cá thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides). Toàn bộ các cá thể trên đã được các nhân viên có nhiệt huyết, kinh nghiệm của Tổ chức WAR chăm sóc, cứu chữa trước khi thả về rừng.

Phần lớn số động vật hoang dã được thả trong đợt này là do Chi cục kiểm lâm Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang tịch thu từ những vụ nuôi, nhốt và mua bán động vật hoang dã trái phép đã chuyển giao cho Tổ chức WAR để cứu hộ tại địa chỉ lô 303, ấp Lê Danh Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .Đây là lần đầu tiên Tổ chức WAR thả động vật hoang dã về Vườn quốc gia Tà Đùng- sinh cảnh nơi đây là môi trường sống thích hợp nhất cho 2 loài linh trưởng trên sinh sống và phát triển. (Ảnh: WAR/Lê Xuân Lâm)

Thả thành công 6 cá thể động vật hoang dã về rừng

Ngày 17 tháng 4 năm 2017, tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – tỉnh Kiên Giang, Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Bình Dương thả thành công 6 cá thể động vật hoang dã gồm 3 cá thể Khỉ đuôi dài(Macaca fascicularis), 2 cá thể Trăn đất (Python molurus), 1 cá thể Rắn hổ đất (Naja naja), với tổng khối lượng 21,7kg. Toàn bộ các cá thể trên đã được các nhân viên có nhiệt huyết, kinh nghiệm của Tổ chức WAR chăm sóc, cứu chữa trước khi thả về rừng.

Phần lớn số động vật hoang dã được thả trong đợt này là do Chi cục kiểm lâm Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang tịch thu từ những vụ nuôi, nhốt và mua bán động vật hoang dã trái phép đã chuyển giao cho tổ chức WAR để cứu hộ tại địa chỉ lô 303, ấp Lê Danh Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉn Bình Dương. Vườn quốc gia U minh Thượng- tỉnh Kiên Giang là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất quý hiếm trên thế giới- sinh cảnh nơi đây là môi trường thích hợp nhất cho loài sinh sống và phát triển. Ảnh : WAR/ Lê Xuân Lâm

Loài mới cho Thế giới

Một loài rắn mới cho thế giới đã được ghi nhận bởi Tổ chức WAR với sự hợp tác của Viện Sinh Thái Tài Nguyên Sinh Vật và Vườn thú Cologne – Đức quốc). Loài rắn này được đặt tên là rắn mai gầm Do-mi-nic (Calamaria dominici). Chúng tôi đặt tên của Chủ tịch Sáng lập Tổ chức WAR cho loài này để ghi nhận những nỗ lực đóng góp của ông cho công việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, một loài bò sát được nhóm khảo sát đa dạng sinh học hàng năm của WAR ghi nhận. (Loài thứ nhất được nhóm khảo sát của WAR ghi nhận tại vùng núi Ba Tơ Quảng Ngãi năm 2013, Sphenomorphus sheai, là 1 loài rắn mối nhỏ). Kết quả này cũng phản ánh sự hợp tác tốt đẹp giữa Viện Sinh Thái Tài Nguyên Sinh Vật, Vườn Thú Cologne và Tổ chức WAR. Bản tiếng Anh của bài báo công bố có thể xem tại đây.

 

Photos: WAR-2019/Randall Babb Deans

Điện thoại

Đường dây nóng WAR: 0976.06.76.46

Văn phòng tổ chức WAR: 028 3899 7314

Thông báo với chúng tôi

Khi thấy động vật hoang dã quí hiếm ngoài thiên nhiên hoặc đang bị buôn bán, tiêu thụ trái phép

    [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      [mfile wildlife-photo filetypes:jpg|jpeg|bmp|png|gif]

      Back To Top